Thanh khoản Forex và những vấn đề liên quan

Bài viết này sẽ giải thích khái niệm thanh khoản forex cũng như rủi ro thanh khoản, cuối cùng đưa ra hiểu biết tổng thể về tính thanh khoản và tầm ảnh hưởng đối với giao dịch ngoại hối.

what does liquidity mean in business 750x422 - Thanh khoản Forex và những vấn đề liên quan

Thanh khoản forex là gì và tại sao nó quan trọng?

Tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối được định nghĩa là khả năng một cặp tiền tệ được giao dịch (mua/bán). Khi giao dịch các cặp tiền chính, bạn đang giao dịch trên một thị trường cực kỳ thanh khoản. Tính thanh khoản sẵn có của các tổ chức tài chính giúp bạn dễ dàng tham gia hoặc rời khỏi giao dịch (cặp tiền) mà bạn chọn.
Không phải tất cả các cặp tiền đều có tính thanh khoản. Trên thực tế, các loại tiền có xu hướng có mức độ thanh khoản khác nhau tùy thuộc vào việc chúng là các cặp chính, phụ hay ngoại lai (exotic pair – bao gồm cả các loại tiền của thị trường mới nổi). Tính thanh khoản giảm dần khi nhà giao dịch chuyển từ các cặp chính sang các cặp phụ và cuối cùng là các cặp ngoại lai.

Tính thanh khoản cao trong ngoại hối đề cập đến một cặp tiền tệ có thể được mua/bán ở các quy mô đáng kể mà không có sự khác biệt lớn về tỷ giá hối đoái (mức giá). Các cặp tiền tệ chính (có tính thanh khoản cao) cần lưu ý:

EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, EUR/GBP, AUD/USD, USD/CAD, USD/CHF, NZD/USD. 

Thanh khoản forex thấp đề cập đến một cặp tiền tệ không thể được mua/bán ở các quy mô đáng kể mà không có sự khác biệt lớn về mức giá tỷ giá hối đoái. Ví dụ như: PLN/ZAR (tôi cá là bạn có thể còn chưa nghe đến tên các đồng tiền này).

Ba dấu hiệu để phân biệt thanh khoản cao và yếu trên thị trường forex

Từ quan điểm của nhà giao dịch, một thị trường kém thanh khoản sẽ có những động thái hỗn loạn hoặc gaps vì khối lượng mua hoặc bán có thể rất chênh lệch.

Thị trường có tính thanh khoản cao thường ít xảy ra những vấn đề này. Hầu hết các nhà giao dịch cần một thị trường thanh khoản vì rất khó quản lý rủi ro nếu bạn đi sai hướng trong một thị trường kém thanh khoản.

1. Gaps khi giao dịch ngoại hối

Gaps trong ngoại hối thường hiếm khi xảy ra và thường xuất hiện vào đầu tuần giao dịch, sau một thông tin quan trọng nào đó được công bố vào thời điểm nghỉ cuối tuần.

Các biểu đồ dưới đây mô tả sự khác biệt về tính thanh khoản giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối.

6d6092ad cc74 47ee 9b39 ce18c6c571db - Thanh khoản Forex và những vấn đề liên quan
Chỉ số FTSE 100 cho thấy khá nhiều gaps
9e0959dd be09 442e 9cc5 2956711cd5df - Thanh khoản Forex và những vấn đề liên quan
Thị trường forex cho thấy ít hoặc gần như không có gaps

Một thị trường giao dịch 24 giờ một ngày như thị trường ngoại hối được coi là thanh khoản hơn và có xuất hiện ít gaps. Điều này cho phép các nhà giao dịch ra vào thị trường theo quyết định của họ.

Một thị trường chỉ giao dịch trong một phần thời gian như thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ hoặc Sở giao dịch hàng hóa tương lai, giá mở cửa có thể biến động nếu tin tức qua đêm xuất hiện trái với kỳ vọng đám đông.

2. Chỉ số thanh khoản forex

Các nhà môi giới thường cung cấp khối lượng giao dịch của khách hàng của họ trên biểu đồ, nhờ đó nhà giao dịch có thể đánh giá tính thanh khoản của thị trường. Chỉ báo thanh khoản ngoại hối này được giải thích bằng cách phân tích các thanh trên biểu đồ khối lượng.

Mỗi thanh khối lượng đại diện cho khối lượng được giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể, do đó cung cấp cho nhà giao dịch một ước tính thanh khoản phù hợp.

Điều quan trọng cần nhớ là hầu hết các nhà môi giới chỉ phản ánh dữ liệu thanh khoản của riêng họ chứ không phải tính thanh khoản tổng thể của thị trường ngoại hối.

Tuy nhiên, việc sử dụng tính thanh khoản của nhà môi giới làm thước đo có thể đại diện cho thị trường bán lẻ một cách phù hợp tùy thuộc vào quy mô của nhà môi giới.

3. Thanh khoản thị trường trong các thời điểm khác nhau

Tính thanh khoản trong ngoại hối có thể thay đổi tại từng thời điểm trong ngày giao dịch. Những thời điểm như phiên châu Á thường có thanh khoản và độ biến động thấp. Các phiên thị chính như phiên London và phiên Mỹ, giá có xu hướng bứt phá hơn và biến động phần trăm lớn hơn trong ngày.

Thời điểm trong ngày mà có khả năng thấy những động thái lớn nhất là phiên sáng Mỹ vì nó trùng với thời điểm của phiên châu Âu/London, chỉ riêng phiên này đã chiếm hơn 50% tổng khối lượng toàn cầu hàng ngày. Bạn thường sẽ thấy sự sụt giảm mạnh về mức độ biến động vào phiên chiều của Mỹ, trừ khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đưa ra một thông báo bất ngờ.

Rủi ro và cơ hội

Mối quan hệ giữa rủi ro và cơ hội trên thị trường tài chính gần như luôn luôn tương xứng, vì vậy việc hiểu các rủi ro liên quan đến giao dịch phải được xem xét.

Một ví dụ cơ bản về rủi ro thanh khoản trên thị trường ngoại hối là cuộc khủng hoảng đồng Franc Thụy Sĩ vào năm 2015. Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ tuyên bố họ sẽ không còn neo giữ tỷ giá đồng Franc Thụy Sĩ so với đồng Euro khiến thị trường liên ngân hàng bị phá vỡ do thiếu đi yếu tố định giá. Điều này dẫn đến việc các nhà môi giới không thể cung cấp thanh khoản CHF.

Khi giá liên ngân hàng (xương sống của định giá ngoại hối) quay trở lại, tỷ giá EUR/CHF đã khác xa so với trước đó. Điều này dẫn đến số dư tài khoản khách hàng đối với các CHF sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dù những sự kiện “Thiên nga đen” này rất hiếm, nhưng chúng không phải là không thể xảy ra.

Các nhà giao dịch ngoại hối cần quản lý những rủi ro thanh khoản này bằng cách giảm đòn bẩy hoặc sử dụng các điểm dừng, theo đó nhà môi giới có nghĩa vụ tuân theo mức giá dừng của bạn.

Không nên bỏ qua việc cân nhắc các lựa chọn giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận mà nên được đưa vào như một phần quy trình phân tích giao dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *