JPMorgan: 3 lý do khiến TTCK Mỹ phục hồi đáng kinh ngạc, dù Fed vẫn đưa ra tín hiệu tăng lãi suất

Thị trường chứng khoán đã có sự phục hồi đáng kể, mặc dù lãi suất tăng cao và tăng trưởng lợi nhuận trì trệ.

Từ lãi suất tăng vọt, lo ngại suy thoái kinh tế đến tăng trưởng lợi nhuận của các công ty sụt giảm, rất nhiều vấn đề xảy ra đối với thị trường chứng khoán. Nhưng cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác tăng trưởng khá tốt xét về mọi khía cạnh. Mặc dù S&P 500 giảm gần 20% so với mực kỷ lục, nhưng con số này vẫn ngang bằng so với 10 tháng trước, thời điểm mà lãi suất còn thấp hơn nhiều so với hiện tại.

Ngân hàng JPMorgan cho biết rằng có 3 lý do giải thích tại sao cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác lại có khả năng phục hồi tốt như vậy khi đối mặt với các yếu tố vĩ mô thường khiến thị trường lao đao. Miễn là 3 yếu tố này giữ ổn định, cổ phiếu cũng sẽ như vậy.

TTCK. CHứng khoán Mỹ hôm nay
3 lý do giải thích tại sao cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác lại có khả năng phục hồi

Căng thẳng tín dụng được kiểm soát

JPMorgan cho biết: “Những người vay lãi suất cố định trước năm 2022 miễn nhiễm với việc tăng lãi suất”.

Trong hơn 1 thập kỷ, người tiêu dùng có thể tận dụng lãi suất gần bằng 0 và các khoản thế chấp cố định 30 năm ở mức dưới 4%. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp có nợ dài hạn ở mức lãi suất thấp.

Và mặc dù lãi suất đã tăng vọt trong năm qua, chúng vẫn ở mức thấp kỷ lục, JPMorgan nhấn mạnh.

JPMorgan cho biết: “Ngay cả khi chúng ta cho rằng mức lợi suất hiện tại đại diện cho một mức bình thường mới thì có thể phải đến cuối thập kỷ này, toàn bộ sự sụt giảm trong thanh toán lãi suất so với GDP trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính năm 2008 mới được đảo ngược”.

Dư thừa tiền mặt trong hệ thống tài chính

Vẫn còn hàng nghìn tỷ USD tiền mặt dư thừa trong tài khoản ngân hàng của người tiêu dùng và quỹ thị trường tiền tệ. Thực tế, khoản tiền kỷ lục 1.2 nghìn tỷ USD đang nằm trong các quỹ thị trường tiền tệ do các nhà đầu tư bán lẻ nắm giữ khi họ tận dụng lợi thế của lãi suất tăng cao.

JPMorgan cho biết: “Dự trữ tiền mặt hoặc cung ứng tiền M2 trong tài sản tài chính của các nhà đầu tư phi ngân hàng vẫn cao hơn so với mức trung bình thời kỳ hậu Lehman. Chúng hỗ trợ cơ bản cho trái phiếu và cổ phiếu”.

Còn nhiều khoảng trống trong phần bù rủi ro vốn cổ phần

Phần bù rủi ro vốn cổ phần là khoản lợi nhuận vượt quá trên thị trường chứng khoán so với lãi suất phi rủi ro. Khi lãi suất tăng, phần bù rủi ro vốn cổ phần giảm xuống và tạo ra một rào cản lớn đối với thị trường trong việc tạo ra lợi nhuận vượt mức. Nhưng với lãi suất và lạm phát hiện tại, vẫn có đủ khoảng trống để đầu tư vào cổ phiếu.

JPMorgan cho biết: “So với các đỉnh của chu kỳ tăng điểm trước đó vào năm 1999 và 2007, phần bù rủi ro (so với tiền mặt hoặc lợi suất trái phiếu) vẫn chưa đạt đến mức quá thấp và do đó vẫn còn dư địa”.

Nguồn: Theo MI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *