Chính phủ yêu cầu NHNN điều hành quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất

Nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023 là việc Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay, tăng cung tiền và hướng dòng tiền đến các lĩnh vực được ưu tiên hơn.

NHNN phien hop thuong ky cua Chinh phu trong thang 7 2023 - Chính phủ yêu cầu NHNN điều hành quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023

Theo Nghị quyết, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính theo dõi sát sao tình hình của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các tổ chức phát hành có khối lượng phát hành lớn và gặp khó khăn trong việc thanh toán nghĩa vụ gốc, lãi đến hạn trong quý 3/2023 nhằm chủ động trong việc đề xuất đưa ra các giải pháp thiết thực, khả thi, giải quyết vướng mắc trong trường hợp cần thiết.

NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, chủ động điều hành, nắm bắt kịp thời, linh hoạt, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp và hiện quả các công cụ chính sách tiền tệ, cùng với đó phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; ổn định thị trường ngoại tệ, điều hành tỷ giá phù hợp tình hình thực tế.

Đưa ra các hướng triển khai kịp thời, có hiệu quả chính sách giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ vay; chỉ đạo điều hành quyết liệt nhằm tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất đặc biệt là lãi suất cho vay, tăng cung tiền, tăng tín dụng phù hợp gắn với nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, tập trung hơn cho sản xuất kinh doanh, những lĩnh vực được ưu tiên, các động lực tăng trưởng tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.

Cũng theo Bộ tài chính tháng 7 vừa qua, cơ quan thuế, hải quan cũng triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tổng số tiền đã được miễn giảm và gia hạn ước tính đến hết tháng 7/2023 đạt khoảng 109.000 tỷ đồng. Trong đó, miễn giảm khoảng 31,600 tỷ đồng; gia hạn khoảng 77,400 tỷ đồng.

Điều hành tín dụng tập trung vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực được ưu tiên, động lực tăng trưởng cũng gắn với chất lượng tín dụng được đảm bảo, an toàn hệ thống. Phối hợp với Bộ xây dựng nhằm triển khai và thực hiện nhanh các gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, đảm bảo kịp thời, thuận lợi, linh hoạt và khả thi; định kỳ hằng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì và phối hợp với các cơ quan địa phương theo dõi những diễn biến tình hình thế giới; các hoạt động đầu tư trong nước, sản xuất, kinh doanh, đưa ra phân tích, báo cáo cụ thể, cập nhập các kịch bản tăng trưởng để kịp kiến nghị các giải pháp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong điều hành phát triển kinh tế – xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *