Các ngân hàng trung ương lớn “hợp lực” bơm tiền để ngăn khủng hoảng hệ thống

Đối mặt với tình trạng suy giảm niềm tin nhanh chóng vào sự ổn định của hệ thống tài chính, các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới ngày 19/3 đã có hành động gấp rút để củng cố dòng chảy tiền mặt trên toàn cầu.

Theo tin từ Reuters, một trong những động thái phối hợp với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ khác, Fed đưa ra các thỏa thuận hoán đổi tín dụng nhằm đảm bảo các ngân hàng ở Nhật Bản, Anh, Canada, Thụy Sĩ và khu vực EuroZone sẽ có đủ USD cần thiết để bảo đảm việc vận hành.

Tuyên bố này được đưa ra vào đêm ngày Chủ nhật theo giờ Mỹ là sự mở rộng của một Chương trình đã có từ trước của Fed. Trong chương trình này, mỗi tuần Fed cung cấp USD cho các ngân hàng trung ương lớn khác để đổi lấy đồng tiền của các nền kinh tế đó. Bằng cách này, Fed cung cấp các khoản vay ngắn hạn với rủi ro thấp để đảm bảo các nền kinh tế lớn của thế giới có đủ cung USD đồng tiền dự trữ của thế giới để đáp ứng nhu cầu nội địa của nước đó.

Cac ngan hang trung uong chu tich Fed Powell - Các ngân hàng trung ương lớn “hợp lực” bơm tiền để ngăn khủng hoảng hệ thống
Chủ tịch Fed Jerome Powell

Động thái mới nhất của Fed mang tính chất biểu tượng, tương tự như những biện pháp đã được triển khai khi Covid-19 mới trở thành đại dịch toàn cầu năm 2020, thậm chí giống hơn nếu so với nỗ lực của Fed sẽ khi thị trường BĐS Mỹ suy sụp, châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu và dẫn đến suy thoái kinh tế Mỹ hồi năm 2007-2009.

Thay vì hàng tuần như trước, các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ mà Fed mới công bố sẽ được tiến hành hàng ngày, bắt đầu ngày 20/3 và sẽ duy trì cho đến ít nhất cuối tháng 4. Chương trình này sẽ “giữ vai trò là một nguồn thanh khoản quan trọng giúp giải tỏa sức ép vốn trên thị trường tài chính thế giới, qua đó giảm bớt ảnh hưởng của sức ép đối với nguồn cung tín dụng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp”, một tuyên bố của Fed có đoạn viết.

Đến thời điểm hiện tại, hạn mức hoán đổi tiền tệ giữa Fed với các ngân hàng trung ương khác chưa cho thấy dấu hiệu khủng hoảng đáng kể nào. Tính đến ngày 15/3, số dư hoán đổi tiền tệ của chương trình này mới là 472 triệu USD, so với mức 466 tỷ USD với thời điểm đầu đại dịch và đỉnh điểm 583 tỷ USD hồi năm 2008.

Nhưng rắc rối mà các ngân hàng tầm trung ở Mỹ đang gặp phải, cộng thêm vụ giải cứu khẩn cấp ở Thụy Sĩ vào đêm Chủ nhật, trong đó UBS mua lại Credit Suisse, đã làm dấy lên mối lo ngại về sự thắt chặt dòng vốn trên toàn cầu. Một cuộc thanh khoản như vậy có thể xuất hiện nếu công chúng không còn niềm tin vào các ngân hàng và các ngân hàng đánh mất niềm tin ở nhau, dẫn đến hạn chế cấp các khoản vay mới.

Vấn đề ở Credit Suisse đã khiến thị trường tài chính toàn cầu hoang mang những ngày qua, làm dấy lên nỗi lo về một cuộc khủng hoảng tài chính mới và đe dọa làm chệch hướng nhiệm vụ chống lạm phát của các ngân hàng trung ương.
Cac ngan hang trung uong UBS mua lai Credit suisse - Các ngân hàng trung ương lớn “hợp lực” bơm tiền để ngăn khủng hoảng hệ thống
SNB tung “phao cứu sinh” cứu Credit Suisse

Credit Suisse đã rơi vào tình trạng kẹt cứng thanh khoản nghiêm trọng trong tuần trước cho đến khi được ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) tung cho một chiếc “phao cứu sinh” là khoản vay lên đến 50 tỷ Franc Thụy Sĩ, tương đương khoảng 54 tỷ USD. Nhưng khoản vay này vẫn không thể giúp cho ngân hàng này trụ vững và các nhà chức trách cuối cùng đã phải vào cuộc để ngân hàng này được đối thủ đồng hương là UBS mua lại với giá hơn 3 tỷ USD.

Động thái phối hợp hành động công bố ngày 19/3 sẽ cho phép các ngân hàng trung ương của EuroZone, Canada, Anh, Nhật Bản hàng ngày đều có thể cung cấp các khoản vay bằng USD kỳ hạn 1 tuần cho các ngân hàng thương mại trong nước.

Có ít nhất 2 ngân hàng lớn của châu Âu xem xét kịch bản về rủi ro lây lan trên diện rộng trong hệ thống ngân hàng của khu vực và kỳ vọng Fed và ngân hàng ECB sẽ đưa ra những tín hiệu hỗ trợ mạnh mẽ hơn – nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters.

Giới phân tích đang nghiêng về khả năng Fed tăng lãi suất 0.25 điểm phần trăm vào thứ Tư tới đây. Nhưng nhà kinh tế Derek Tang của LH Meyer cho rằng mối lo lớn về “rủi ro tài chính lây lan và biên lợi nhuận của các ngân hàng có thể khiến một động thái tăng lãi suất vào ngày 22/3 của Fed trở nên bị nghi ngờ nhiều hơn”.

“Việc các ngân hàng trung ương tuyên bố phối hợp hành động một cách quyết liệt như vậy mang lại cảm giác yên tâm, nhưng cũng tiết lộ sự bất an của các nhà hoạch định chính sách đến mức họ thấy cần phải thêm bảo hiểm cho những hệ quả xấu có thể xảy ra”, ông Tang nhận định với Reuters.

  • Fed đưa ra các thỏa thuận hoán đổi tín dụng nhằm đảm bảo các ngân hàng ở Nhật Bản, Anh, Canada, Thụy Sĩ và khu vực EuroZone sẽ có đủ USD cần thiết để bảo đảm việc vận hành sẽ được tiến hành hàng ngày bắt đầu từ 20/3 và duy trì đến ít nhất cuối tháng 4.
  • Nhà kinh tế Derek Tang của LH Meyer cho rằng, rủi ro tài chính lây lan và biên lợi nhuận của các ngân hàng có thể khiến việc tăng lãi suất vào ngày 22/3 của Fed trở nên bị nghi ngờ nhiều hơn.

Nguồn: Theo Reuters.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *