Vì sao dòng tiền khối ngoại lại “trồi sụt” thất thường trên thị trường chứng khoán?

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ tính riêng trên sàn HOSE khối ngoại đã bán ròng hơn 2.500 tỷ đồng. Xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi độ “xả hàng” của khối ngoại vẫn đang có dấu hiệu gia tăng gần đây khi thị trường tăng mạnh lên đỉnh 9 tháng.

Cụ thể, khác với làn sóng FDI đổ ồ ạt vào Việt Nam, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) lại có phần khá khiêm tốn. Theo đó, giá trị cổ phiếu nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài khoảng 50 tỷ USD, tương đương 1/5 so với số vốn FDI đã giải ngân.

Đà mua ròng của khối ngoại chỉ kéo dài đến đầu năm 2023 trước khi đảo chiều bán ròng mạnh từ đầu quý 2/2023.

Tính đến thời điểm hiện tại, khối ngoại đã bán ròng hơn 2.500 tỷ đồng trên sàn HSX. Xu hướng này vẫn chưa dừng lại khi cường độ xả hàng đang có dấu hiệu gia tăng gần đây khi thị trường chứng khoán lên đỉnh 9 tháng.

Thi truong chung khoan khoi ngoai gia dich tren thi truong chung khoan - Vì sao dòng tiền khối ngoại lại “trồi sụt” thất thường trên thị trường chứng khoán?
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư của khối ngoại trên thị trường chứng khoán

Có thể kể đến một số nguyên nhân khiến dòng tiền khối ngoại trên thị trường chứng khoán vẫn “trồi sụt” như:

Cơ cấu mất cân bằng: Một điểm hạn chế khiến dòng tiền khối ngoại vẫn chưa thể bùng nổ đến từ sự lệch pha với khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài. Dòng tiền ngoại có xu hướng tìm kiếm các cơ hội đầu tư lâu dài vào các lĩnh vực sản xuất, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.

Thiếu hàng hóa mới có chất lượng tốt: Từ năm 2018 đến nay, các hoạt động IPO và lên sàn diễn ra rất ảm đạm. Chất lượng hàng hóa mới là một dấu hỏi lớn khi hầu như các thương vụ chào sàn những năm gần đây đền không để lại dấu ấn tốt thực sự rõ ràng, hiệu ứng đối với thị trường còn mờ nhạt. Đáng chú ý, dư địa xuất hiện những bom tấn cũng không còn nhiều.

Room ngoại vẫn là rào cản lớn: “Room” ngoại cũng là một rào cản khiến khối ngoại khó tiếp cận với cổ phiếu Việt Nam. Hiện thị trường chỉ có khoảng 100 trong hơn 1.600 tổ chức niêm yết, tương đương khoảng 6%, mở room ngoại ở mức tối đa 100%.

Có đến 343 doanh nghiệp khóa room xuống 0%. Xét riêng ở nhóm cổ phiếu VN30, cũng chỉ có 3 cổ phiếu gồm  SAB, VNM và SSI không hạn chế sở hữu của khối ngoại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *