Cho vay ký quỹ 120.000 tỷ đồng, các công ty chứng khoán kiếm lời bao nhiêu?

Lãi từ hoạt động cho vay và phải thu là trong những nguồn thu lớn nhất của các công ty chứng khoán (CTCK) đã liên tục giảm 4 quý liên tiếp.

Thị trường chứng khoán giao dịch ảm đạm trong quý 1/2023 ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn thu chủ yếu của nhóm công ty chứng khoán (CTCK) nhất là lãi từ cho vay và phải thu. Ước tính trong quý 1/2023, mảng này chỉ mang về khoảng 3.500 tỷ đồng cho các CTCK, giảm gần 500 tỷ so với quý trước và là mức thấp nhất kể từ quý 3/2021.

Trên thực tế, lãi từ cho vay và phải thu là một trong những nguồn thu lớn nhất của các CTCK, từng đem về trên dưới 5 nghìn tỷ mỗi quý trong giai đoạn bùng nổ cuối năm 2021 đến đầu 2022. Nhưng sau 4 quý sụt giảm liên tiếp, con số này hiện chỉ còn khoảng 70% so với thời điểm đạt đỉnh.

Cong ty chung0khoan lai tu cho vay va phai thu cua cac CTCK - Cho vay ký quỹ 120.000 tỷ đồng, các công ty chứng khoán kiếm lời bao nhiêu?
Lãi từ hoạt động cho vay và phải thu của các CTCK

Trong quý đầu năm, thị trường có 12 công ty chứng khoán thu trên 100 tỷ lãi từ cho vay và phải thu. Hầu hết trong số này đều nằm trong top đầu dư nợ margin tại thời điểm cuối quý 4. 4 công ty chứng khoán dẫn đầu về dư nợ margin là SSI, Mirae Asset, TCBS, và VNDirect cũng lần lượt là những cái tên thu được nhiều lãi từ cho vay và phải thu nhất.

So với quý trước, nguồn thu này tại hầu hết các CTCK đều đã bị thu hẹp đáng kể, trong đó, VND, SSI, MBS, VPS là những công ty giảm mạnh nhất. Chiều ngược lại, vẫn có một số cái tên khác như KIS, VCBS, BSC, PHS… ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu tăng so với quý trước. Tuy nhiên, con số vẫn còn thấp hơn nhiều nếu so với cùng kỳ năm 2022.

Cong ty chung khoan 12 cong ty chung khoan thu lai hon tram ty - Cho vay ký quỹ 120.000 tỷ đồng, các công ty chứng khoán kiếm lời bao nhiêu?
12 công ty chứng khoán thu hơn trăm tỷ từ hoạt động cho vay và phải thu

Nghịch lý dư nợ tăng nhưng lãi lại giảm

Một điều khá bất ngờ là lãi từ cho vay và các khoản phải thu của CTCK giảm mạnh trong khi dư nợ cho vay lại tăng nhẹ sau quý đầu năm.

Ở thời điểm cuối quý 1, dư nợ cho vay tại các CTCK ước tính đạt khoảng 123.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ margin vào khoảng 118.000 tỷ đồng, tăng 3 nghìn tỷ so với cuối năm 2022.

Cong ty chung khoan du no cho vay cua cac CTCK - Cho vay ký quỹ 120.000 tỷ đồng, các công ty chứng khoán kiếm lời bao nhiêu?
Dư nợ cho vay của các CTCK qua các quý

Đặc biệt, lãi suất cho vay margin của các CTCK cũng chưa có dấu hiệu giảm dù NHNN đã liên tiếp hạ lãi suất điều hành thời gian gần đây. Cuối năm 2022, nhiều công ty đã đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất cho vay thêm khoảng 1-1.5%/năm sau khi NHNN có 2 lần tăng lãi suất liên tiếp.

Mặt bằng lãi suất cho vay margin trung bình trên thị trường vào khoảng 12-14%/năm và vẫn đang duy trì đến thời điểm hiện tại.

Có nhiều yếu tố khiến các CTCK chưa thể giảm lãi suất cho vay margin. Thứ nhất, lãi suất điều hành hạ nhiệt nhưng lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn ở mức cao giảm không đáng kể. Điều này khiến chi phí vốn của các CTCK vẫn cao dẫn đến dư địa để giảm lãi suất cho vay margin không có nhiều.

Thứ hai, CTCK đã có khoảng thời gian dài duy trì mặt bằng lãi suất margin ở mức khá thấp nhằm giữ chân khách hàng trong năm ngoái. Do đó, việc giảm lãi suất cho vay margin cũng sẽ có độ trễ nhất định khi các công ty chứng khoán duy trì lãi suất cao để bù đắp một phần lợi nhuận cho giai đoạn trước.

Tóm lại, nguyên nhân khiến lãi từ cho vay và phải thu của các công ty chứng khoán giảm mạnh do nhà đầu tư chứng khoán rút ngắn thời gian sử dụng margin.

Sau giai đoạn hồi nhanh và mạnh từ đáy dài hạn giữa tháng 11 năm 2022, thị trường bước vào vùng đáy kháng cự mạnh và dòng tiền ngoại cũng yếu dần. Chiến thuật đánh nhanh rút gọn được áp dụng trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn cũng là điều dễ hiểu. Dư nợ margin cũng tăng nhẹ có thể do nhà đầu tư kích hoạt đòn bẩy vào cuối quý để đón sóng chốt NAV của các tổ chức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *