Doanh nghiệp bắt đầu “ngấm đòn” trước sức mạnh của đô la Mỹ

Vay nợ bằng USD, ngấm đòn tỷ giá

Đồng đô la Mỹ đắt đỏ đang khiến cho thị trường tài chính thế giới đã có tác động 2 mặt đến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong năm qua.

Vay nợ bằng USD, ngấm đòn tỷ giá

Năm 2022, đồng USD tăng giá mạnh mẽ trên thị trường tài chính toàn cầu do động thái tăng lãi suất nhanh và mạnh của Fed nhằm kiềm chế lạm phát. Kéo theo đó là tỷ giá đồng USD/VND cũng chịu áp lực cao không kém.

Trải qua năm 2022, chỉ số USD-Index treo cao ở mức 103.5 điểm, tăng hơn 8% so với đầu năm và cũng là mức cao nhất trong gần 20 năm qua.

Dong USD chi so USD Index trong 1 nam - Doanh nghiệp bắt đầu “ngấm đòn” trước sức mạnh của đô la Mỹ
Diễn biến chỉ số USD-Index 1 năm. Nguồn: Investing

Nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất

Trước sự tăng giá mạnh mẽ của đồng tiền này trên thị trường quốc tế, nhóm doanh nghiệp có nợ vay bằng USD lớn hứng đòn nặng nề. Trong đó, nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là ngành điện và xây dựng.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, Tổng Công ty Phát điện 3 (EVN GENCO3) (mã:PVG) là doanh nghiệp lỗ từ chênh lệch tỷ giá trong năm 2022 lớn nhất ở mức 893 tỷ đồng. Vì vậy, dù PGV có lợi nhuận gộp tăng 27%, thì lợi nhuận ròng của PVG vẫn giảm 16% so với năm trước, chủ yếu do chi phí tài chính tăng vì khoản lỗ chênh lệch tỷ giá cộng thêm lãi vay.

Được biết, các khoản vay bằng USD được PGV huy động để cấp vốn cho dự án Nhiệt điện Mông Dương với giá  trị 23.360 tỷ đồng, lãi suất thả nổi Libor 6 tháng cộng thêm biên độ, Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, gồm 3,800 tỷ đồng lãi suất 3.45%/năm và 9,600 tỷ đồng lãi suất Libor 6 tháng cộng thêm 2.65%/năm.

Dong USD 20 doanh nghiep lo lai chenh lech ty gia hoi doai - Doanh nghiệp bắt đầu “ngấm đòn” trước sức mạnh của đô la Mỹ
Danh sách doanh nghiệp lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái lớn nhất năm 2022

Cả hai công ty ngành điện lỗ chênh lệch tỷ giá nữa là Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (POW)Nhiệt điện Hải Phòng (HND). Trong đó, POW lỗ chênh lệch tỷ giá 48 tỷ đồng với khoản vay bằng đồng USD chiếm hơn 50% tổng dư nợ dài hạn, HND lỗ chênh lệch tỷ giá 61 tỷ đồng khi có 100% dư nợ bằng đồng USD

Trong ngành xây dựng như Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1)Tập đoàn PC1 (PC1) cũng ghi nhận lỗ tỷ giá lần lượt là 101 tỷ đồng và 131 tỷ đồng.

Trong khi nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tỷ giá USD/VND tăng vẫn có một số ít doanh nghiệp lãi tỷ giá nhờ hoạt động kinh doanh đặc thù.

Tập đoàn VINGROUP (VIC) đứng đầu lãi chênh lệch tỷ giá năm 2022 với 1.832 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ tỷ giá 509 tỷ đồng. Ngay sau đó là Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global, VGI) với khoản lãi ròng chênh lệch tỷ giá lên đến gần 1.745 tỷ đồng, tăng 86% so với năm trước.

Hoạt động kinh doanh chính với VGI là đầu tư vào các dự án viễn thông tại thị trường nước ngoài trong đó Đông Nam Á là thị trường chủ đạo.

Áp lực tỷ giá tiếp tục đeo bám các doanh nghiệp

Nhận định hướng đi của đồng USD năm nay, chuyên gia phân tích BSC cho biết, giá trị đồng USD tăng trong tháng 2/2023 khi các số liệu về lạm phát tháng 1 của Mỹ có thấy mức tăng cao hơn dự báo, thị trường kỳ vọng Fed thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn kéo theo tỷ giá VND/USD suy yếu trước đà tăng của USD. Trong khi đó, NHNN bắt đầu mua vào ngoại tệ kể từ tháng 1/2023. Tính riêng trong tháng 2, NHNN đã mua thêm 0.65 tỷ USD. Dự  trữ ngoại hối hiện tại đạt khoảng 92.43 tỷ USD. Vì vậy, BSC đánh giá tỷ giá USD/VND đến cuối năm 2023 có thể dao động trong mức 23.900-24.400 đồng/USD.

Cùng quan điểm, BVSC cho biết, tính đến ngày 2/3/2023, VND đã giảm giá trở lại 0.47% so với đồng USD. Trong khi đó, các số liệu Vĩ mô công bố gần đây liên quan đến thị trường việc làm và lạm phát của Mỹ đều không theo hướng ủng hộ cho việc giảm thắt chặt chính sách tiền tệ và dừng tăng lãi suất.

Cụ thể, Chỉ số PCE – thước đo lạm phát yêu thích của Fed- trong tháng 1 thậm chí còn tăng cao hơn tháng 12, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất 40 năm đã khiến thị trường lo ngại nhiều hơn về khả năng Fed phải kéo dài việc tăng lãi suất với mức lãi suất cuối cùng cao hơn dự tính hồi cuối tháng 12. Điều này đã khiến cho chỉ số DXY tăng trở lại, qua đó khiến VND cùng nhiều đồng tiền khác chịu áp lực mất giá.

VCBS nhận định, ở Việt Nam, VND giảm giá trở lại khoảng 0.9% so với đồng USD. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá tăng 340 đồng lên mức 23.980-23.990 đồng/USD.

Theo đó, từ giữa tháng 2, quá trình xây dựng lại dữ ngoại hối của NHNN phần nào bị gián đoạn cho thấy rủi ro tỷ giá vẫn thường trực. Theo dõi tương quan về điều hành chính sách tiền tệ của các NHTW lớn trên thế giới, chỉ số sức mạnh đồng USD dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Trong điều kiện thuận lợi, VCBS dự báo mức giá của VND so với USD có thể dưới 3% trong năm 2023.

CTCK KB Việt Nam (KBSV) dự báo dự trữ ngoại hối của Việt nam sẽ đạt 102 tỷ USD vào cuối năm 2023, tương đương 3.3 tháng giá trị nhập khẩu. Qua đó, tỷ giá USD/VND được kỳ vọng sẽ dao động trong khoảng từ 23,400 – 23,800 đồng trong năm 2023.

Chứng khoán VNDirect lại cho rằng, thị trường dự báo đỉnh của chu kỳ tăng lãi suất của Fed ở mức 5.25%, tương đương còn 2 lần tăng 0.25 điểm phần trăm lãi suất vào cuộc họp tháng 3 và tháng 5. Qua đó, áp lực lên tỷ giá USD/VND có thể hạ nhiệt đáng kể trong nửa sau của năm 2023 khi Fed ngừng tăng lãi suất điều hành.

Nhưng nếu chỉ vì một lý do nào đó, chẳng hạn như lạm phát cao hơn dự báo hoặc tăng trưởng tiền lương cao hơn dự kiến thì có khả năng Fed sẽ tăng lãi suất điều hành cao hơn so với kỳ vọng thị trường. Điều này có thể khiến DXY mạnh lên và tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *