SVB Financial – công ty liên quan đến sự sụp đổ của cổ phiếu ngân hàng trên Phố Wall

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên cuối tuần 10/3 khi ngân hàng Silicon Valley Bank phải đóng cửa vì thua lỗ khi giao dịch trái phiếu. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất kể từ 2008 và là vụ lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.

SVB là ngân hàng chủ yếu hỗ trợ các start-up và công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon. Khi thanh khoản chảy vào hệ thống ngân hàng trong giai đoạn đầu đại dịch, cùng với việc định giá của các công ty tăng trưởng và công nghệ nhảy vọt, tiền gửi tại SVB đã tăng mạnh. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng “phình to” gấp đôi trong năm 2021 và ban lãnh đạo của quyết định đầu tư lượng tiền gửi dư thừa vào trái phiếu Kho bạc và các chứng khoán nợ do chính phủ Mỹ phát hành nhằm tăng khả năng sinh lời.

Nhưng sau khi Fed tăng mạnh lãi suất và bắt đầu hút thanh khoản dần ra khỏi nền kinh tế để kìm hãm lạm phát, định giá của các công ty công nghệ giảm và hoạt động đầu tư mạo hiểm (VC) cũng chững lại.

Trong khi đó, các start-up mà SVB đang hợp tác phải đốt tiền ở mức độ cao, dẫn đến dòng tiền gửi chảy ra khỏi ngân hàng này một cách ào ạt. Từ cuối quý 2/2022 đến hết năm qua, SVB nhận thấy các khoản tiền gửi không trả lãi đã giảm gần 34 tỷ USD.

SVB Financial gia co phieu SVB - SVB Financial – công ty liên quan đến sự sụp đổ của cổ phiếu ngân hàng trên Phố Wall
Diễn biến giá cổ phiếu SVB từ 2019 đến phiên 9/3/2023. Nguồn: Tradingview

Một số nhà đầu tư mạo hiểm cũng khuyên các công ty khởi nghiệp nên rút tiền khỏi SVB do lo ngại tính thanh khoản của ngân hàng, Wall Street Journal dẫn các nguồn tin cho hay.

Ông Garry Tan, Chủ tịch vườn ươm khởi nghiệp Y Combinator, từng đăng một thông báo nội bộ đến các start-up như sau: “Chúng tôi không biết cụ thể chuyện gì đang xảy ra tại SVB. Song, bất cứ khi nào bạn nghe thấy những vấn đề về khả năng thanh toán của một ngân hàng bất kỳ, và nếu thông tin đó có vẻ đáng tin cậy thì bạn nên xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Hãy ưu tiên lợi ích của các doanh nghiệp khởi nghiệp của mình, đừng gửi quá 250 nghìn USD ở các ngân hàng đó. Start-up của bạn sẽ chết khi bạn cạn tiền dù vì bất cứ lý do gì”.

Xu hướng rút tiền tiếp tục tăng trong quý 1/2023, để trang trải cho khoản chi này, SVB đã bán toàn bộ danh mục trái phiếu sẵn sàng để bán (available-for-sale bond), dẫn đến khoản lỗ gần 1.8 tỷ USD. Giá trái phiếu sẽ đi xuống khi lợi suất đi lên.

Các khoản lỗ đối với trái phiếu chỉ là lỗ trên giấy nếu ngân hàng vẫn nắm giữ chúng. Nhưng một khi trái phiếu được bán đi, ngân hàng sẽ thực sự lỗ. Hơn nữa, gần đây Moody’s Investors Service đã hạ xếp hạng tín nhiệm của SVB do các vấn đề về thanh khoản và huy động vốn.

Tóm lại, vì tất cả những lý do trên, SVB đang muốn huy động 2.25 tỷ USD vốn mới, gồm 1.25 tỷ USD thông qua cổ phiếu phổ thông, 500 triệu USD phát hành riêng lẻ từ CTCP tư nhân General Atlantic và 500 triệu USD từ cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi bắt buộc.

Loạt ngân hàng lớn ở Mỹ bị vạ lây

Kết phiên giao dịch 10/3, tất cả 3 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đều giảm. Dow Jones sụt 4,44%, đánh dấu tuần giảm sâu nhất kể từ tháng 6/2022. S&P 500 và Nasdaq mất tương ứng 4,55% và 4,71%.

SVB Financial bien dong chi so chung khoan My - SVB Financial – công ty liên quan đến sự sụp đổ của cổ phiếu ngân hàng trên Phố Wall
Diễn biến các chỉ số chính trên thị trường Mỹ

Riêng cổ phiếu SVB giảm 66% trong phiên 9/3 và mất thêm 60% vào ngày 10/3. Những người gửi tiền ở SVB sẽ được Tổ chức bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) chi trả tối đa 250.000 USD mỗi người.

Cú sốc của SVB khiến cổ phiếu các ngân hàng ở Mỹ đồng loạt lao dốc, với chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Banking ETF mất gần 4,4%. Tính chung cả tuần 6 – 10/3, chứng chỉ ETF này sụt 16%, đánh dấu tuần tiêu cực nhất kể từ khi COVID-19 bùng phát tại Mỹ vào tháng 3/2020.

Bên cạnh vụ việc SVB, sự sụp đổ mới đây nhất của Silvergate Capital – một trong những ngân hàng lớn chuyên phục vụ thị trường tiền điện tử cũng là một ví dụ khác về hiện tượng rút tiền ồ ạt.

Silvergate Capital cho biết vào giữa tuần rằng họ sẽ phải đóng cửa sau cú lao dốc của thị trường tiền điện tử kích hoạt một đợt rút tiền gửi quy mô lớn, buộc họ phải bán tháo hàng tỷ USD tài sản với mức thua lỗ nặng nề.

Ông Bill Smead, Chủ tịch kiêm CIO của quỹ đầu tư Smead Capital Management, nhận định: “Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể có một vết nứt nào đó trong hệ thống tài chính”.

SVB Financial 10 ngan ngan lon nhat nuoc my tinh theo khoi luong tai san - SVB Financial – công ty liên quan đến sự sụp đổ của cổ phiếu ngân hàng trên Phố Wall
Top 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ theo thống kê tài sản tính đến 31/12/2022

Những khoản lỗ trong danh mục đầu tư trái phiếu của các ngân hàng sẽ khiến nhà đầu tư bất ngờ, dù vấn đề được hình thành một cách từ từ và được tiết lộ đầy đủ trong báo cáo tài chính trong thời gian dài.

Theo FDIC, tính đến 31/12/2022, lỗ chưa thực nhận của các ngân hàng Mỹ đối với trái phiếu sẵn sàng để bán và giữ đến ngày đáo hạn (held-to-maturity) có tổng giá trị là 620 tỷ USD.

Một năm trước, tức là trước khi Fed tăng lãi suất, con số này chỉ vào khoảng 8 tỷ USD, FDIC lưu ý.

Một phần, các ngân hàng Mỹ đang phải chịu hậu quả sau khi tiền gửi bùng nổ thời đại dịch. Dữ liệu của FDIC cho thấy, tiền gửi trong nước tại các ngân hàng được chính phủ liên bang bảo đảm đã tăng 38% từ cuối năm 2019 đến cuối 2021.

Trong cùng giai đoạn, tổng các khoản vay tăng 7%, khiến nhiều tổ chức có lượng tiền mặt lớn phải chuyển sang đầu tư vào chứng khoán nợ, trong bối cảnh lãi suất xuống gần mức thấp kỷ lục.

Theo dữ liệu của Fed, giá trị trái phiếu Kho bạc mà các ngân hàng thương mại của Mỹ nắm giữ đà tăng 53% trong cùng giai đoạn kể trên, lên 4.580 tỷ USD.

Hầu hết các khoản lỗ chưa thực nhận trong hệ thống ngân hàng là ở những tổ chức cho vay lớn nhất, chẳng hạn như Bank of America. Nhưng các ngân hàng lớn nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau và phục vụ đa dạng doanh nghiệp trong nền kinh tế, do đó rủi ro của họ cũng thấp hơn.

Rủi ro đối với các tổ chức cho vay nhỏ thường nghiêm trọng hơn, vì họ đã phải trả lãi suất tiền gửi cao hơn để thu hút khách hàng. Bank of America đã trả lãi suất tiền gửi trung bình là 0,96% trong quý IV/2022, trong khi tỷ lệ này của toàn ngành là 1,17% và của SVB là 2,33%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *