Triển vọng bức phá của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong tương lai?

Theo ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty CP chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, nhìn chung đang có cơ hội đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhất là từ nửa sau của năm 2023.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu thời gian tới nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có bứt phá, ông Long cho biết từ đầu năm đến nay nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chỉ tăng trưởng khoảng 10% về giá, trong khi nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ nhất là nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ lại tăng trưởng xấp xỉ 20%, gấp đôi so với nhóm còn lại.

Co phieu von hoa lon ong Tran Thang Long - Triển vọng bức phá của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong tương lai?
ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty CP chứng khoán BIDV (BSC)

Ông Long đưa ra một số lý do để lý giải về điều này:

Trước đây, thị trường chứng khoán giảm mạnh với hơn 33%, những cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã giảm nhiều nhất thì khi thị trường phục hồi trở lại, nhóm này sẽ bật tăng mạnh hơn nhóm khác.

Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài sau giai đoạn mua ròng thì trong một đến hai tháng gần đây họ có xu hướng bán ròng là chính, điều này một phần đến từ việc chênh lệch lãi suất, khi lãi suất ở thị trường phát triển, nhất là thị trường Mỹ tăng rất nhanh trong khi lãi suất điều hành ở Việt Nam lại giảm xuống.

Theo Giám đốc Phân tích BSC, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ngắn hạn ở thị trường Việt Nam và chuyển lại tiền về các thị trường khác. Và những nhà đầu tư nước ngoài, họ thường nắm giữ những cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường, đặc biệt là top những cổ phiếu hàng đầu.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có cơ cấu nhóm ngành với nhóm ngành lớn nhất là ngân hàng chiếm khoảng 37% vốn hóa, sau đó là nhóm BĐS với 17%, rồi đến ngành vật liệu khoảng 10, nhóm ngành tiêu dùng xấp xỉ 10%. Những nhóm này chiếm gần 3/4 vốn hóa của thị trường.

Trong số các ngành đó, quy mô của ngành ngân hàng so với Vn-index là chiếm tỷ trọng lớn nhất và ảnh hưởng đến thị trường. Trong suốt giai đoạn vừa qua, chúng ta đã thấy những rủi ro gia tăng ở nhóm này do lãi suất tăng rất mạnh vào cuối năm, rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, những lo ngại đó đã phản ánh vào giá của nhóm này trên thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, khi kết quả kinh doanh dần được đưa ra, nhiều ngân hàng vẫn khá tốt về hoạt động kinh doanh, những rủi ro liên quan đến nợ xấu hay liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp vẫn nằm trong vùng kiểm soát. Điều quan trọng là hiện nay nhiều ngân hàng đang có mức định giá hợp lý cho việc đầu tư dài hạn.

Nhìn chung đang có cơ hội đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là từ nửa sau của năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *