VNDirect: Yếu tố nào thúc đẩy các dự án đầu tư công?

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tính đến hết 30/4/2023 ước tính đạt 14.6% kế hoạch năm 2023 mà Quốc hội đề ra (711.684 tỷ đồng, tăng hơn 130.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2022).

Trong tháng 5/2023, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đạt 45.139 tỷ đồng, đưa tổng vốn lũy kế năm tháng đầu năm 2023 đạt 177.040 tỷ đồng, tăng 19.7% so với cùng kỳ và hoàn thành 25.5% kế hoạch năm.

Theo VNDirect, có 4 yếu tố hỗ trợ thúc đẩy nhanh các dự án đầu tư công trong năm nay.

Thứ nhất, lợi suất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh kể từ đầu năm 2023. Tính đến 16/6, thị trường sơ cấp, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm giảm 1.6 điểm phần trăm và 1.7 điểm phần trăm, xuống lần lượt 2.9%/năm và 3.1%/năm. Trên thị trường thứ cấp, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 năm cũng giảm 2.8 điểm phần trăm và 2.4 điểm phần trăm xuống lần lượt 2.2%/năm và 2.75%/năm.

Thứ hai, nợ công của Việt Nam đã giảm đáng kể trong những năm qua nhờ tăng trưởng GDP cao trong giai đoạn 2016-2022 và Chính phủ kiểm soát việc chi tiêu chặt chẽ. Tỷ lệ nợ công giảm từ mức 51% GDP trong năm 2016 xuống còn 40% GDP trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức trần nợ công là 60% GDP. Nợ công thấp tạo dư địa cho việc mở rộng chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngành giao thông – vận tải hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công 3 tuyến đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Biên Hòa- Vũng Tàu, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột và hai đường vành đai gồm vành đai 4 Hà Nội và hai đường vành đai gồm Vành đai 4 Hà Nội và Vành đai 3 TP.HCM. Các dự án này được khởi công trước ngày 30/6/2023.

Dau tu cong du an tuyen duong cao toc can tho soc trang - VNDirect: Yếu tố nào thúc đẩy các dự án đầu tư công?
Tuyến đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng

Thứ tư, lạm phát đã chậm lại đáng kể khi CPI tháng 5/2023 so với cùng kỳ chỉ tăng 2.43%, trong khi tháng 1 tăng 4.89%. Khi áp lực lạm phát giảm, Chính phủ có thể cân nhắc nới lỏng chính sách tài khóa.

Theo VNDirect, các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng sẽ được hưởng lợi lớn từ xu hướng đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2023-2025. Sau khi liên tiếp được chỉ định thầu tại các dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 (đầu 20230, các công ty xây dựng hạ tầng hàng đầu đã ghi nhận giá trị backlog (đơn hàng tồn đọng) tăng đáng kể.

Trong đó các doanh nghiệp này tiêu biển phải kể đến Cienco 4Công ty cổ phần Lizen (LCG). Với Lizen trong khi trung bình tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của các công ty xây dựng hạ tầng vào thời điểm cuối quý 1/2023 là 1.1x, thì tại công ty này lại gần như không có nợ vay ròng. Với Cienco 4, do phải hợp nhất nhiều dự án BOT, tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu đang cao hơn so với trung bình ngành, đạt 1.3x tại thời điểm cuối quý 1/2023.

Mặc dù vậy, Cienco 4 vẫn có sức khỏe tài chính tốt nhờ dự án BOT được hợp nhất là Nam Bến Thủy 2 vẫn đang có dòng tiền hàng năm dương. Nếu loại bỏ dư nợ vay tại dự án, tỷ lệ nợ vay ròng/ vốn chủ sở hữu của công ty chỉ ở mức 0.5x, thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *